Cửa thép vân gỗ áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện như thế nào?

1269

Công nghệ phun sơn tĩnh điện được phát minh bởi Erwin Gemmer vào đầu thập niện 1950 và đã tạo ra một sự đổi mới trong việc sơn các bề mặt và thẩm mỹ của đồ dùng. Vậy cửa thép vân gỗ áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Ưu và nhược điểm của công nghệ sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện là công nghệ sơn áp dụng nguyên lý tĩnh điện, có nghĩa là bột sơn sẽ được tích điện âm (-) thông qua súng phun và phun vào bề mặt cũng được tích điện dương (+) tạo ra liên kết chặt chẽ giữa các ion.

Ưu nhược điểm của công nghệ phun sơn tĩnh điện

Ưu điểm của công nghệ phun sơn tĩnh điện là các hạt phun sơn được tạo ra cùng với lực hút tĩnh điện có hiệu suất bám dính cao, cho ra bề mặt sơn hoàn hảo nhất với 1 lượng sơn tiết kiệm đến 45% so với các phương pháp sơn truyền thống. Đồng thời rút ngắn thời gian làm việc, tăng năng suất lao động, từ đó tiết kiệm được các chi phí khác.

Ngoài ra, công nghệ sơn này cũng giúp cho sản phẩm có tuổi thọ cao, độ bóng tốt, tăng khả năng chịu mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết.

Tuy nhiên, công nghệ nào cũng có những khuyết điểm. Nhược điểm của công nghệ phun sơn tĩnh điện là chi phí đầu tư cho công nghệ này quá đắt đỏ. Ngoài  ra, để hiểu được quy trình và áp dụng thành thạo thì việc đào tạo công nhân viên cũng sẽ tốn thêm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp.

Cửa thép vân gỗ áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện như thế nào?

Công nghệ phun sơn tĩnh điện được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống và các ngành công nghiệp. Nhưng bạn sẽ thấy công nghệ này áp dụng rất nhiều trong ngành sản xuất oto với những hãng sản xuất tên tuổi như Honda, Lamborghini, Toyota…
Cửa thép vân gỗ áp dụng sơn tĩnh điện như thế nào?

Nắm bắt được những ưu điểm vượt trội của phương pháp sơn mới này, trong ngành cửa, đặc biệt là cửa thép vân gỗ đã áp dụng và mang lại những hiệu quả bất ngờ.

Công nghệ phun sơn tĩnh điện được áp dụng như sau: Đầu tiên, sau khi tạo huỳnh và ghép hoàn chỉnh cửa, 1 lớp sơn tĩnh điện được phun lên tạo độ mịn và giữ tấm thép không bị han gỉ qua năm tháng sử dụng. Tiếp đến, sau khi tạo ra lớp vân gỗ trên bề mặt, 1 lớp sơn tĩnh điện được phủ lên tạo độ bóng và chống trầy xước cho cửa.

Như vậy, mặc dù chi phí đầu tư khá cao và cần lao động lành nghề, nhưng công nghệ phun sơn tĩnh điện này là bước đột phá trong việc sơn và bảo vệ các cánh cửa thép vân gỗ.

Xem thêm: