Cửa sổ chuyển hóa điện từ ánh sáng mặt trời thế hệ mới

999
Cửa sổ chuyển hóa điện từ ánh sáng mặt trời thế hệ mới

Tổ chức startup công nghệ cao Physee, chuyên xây dựng các trung tâm năng lượng và chung cư hiện đại vừa lắp đặt cho trụ sở của một ngân hàng ở Hà Lan loại cửa sổ trong suốt có thể chuyển hóa năng lượng mặt trời thành điện năng đầu tiên của thế giới.

Các cửa sổ loại này có các tế bào năng lượng mặt trời được lắp trong các cạnh theo một góc độ phù hợp cho phép ánh sáng mặt trời chuyển thành điện năng một cách hiệu quả nhất. Ferdinand Grapperhaus, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Physee – công ty start up nói trên, cho biết:
“Những trung tâm thương mại lớn tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Nếu bạn muốn lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, bạn sẽ không bao giờ có đủ bề mặt mái nhà. Do đó, dựa vào các mặt tiền của tòa nhà sẽ góp phần đáng kể vào giải pháp này”.
Cửa sổ chuyển hóa điện từ ánh sáng mặt trời thế hệ mới

Theo Grapperhaus, những cửa sổ này có thể tạo ra 8 đến 10 watt điện

Theo Grapperhaus, những cửa sổ này có thể tạo ra 8 đến 10 watt điện. Cửa sổ PowerWindows của Physee được lắp đặt lần đầu tiên vào tháng 6/2017 tại Eindhoven, phía nam Hà Lan. Trụ sở chính của Rabobank, ngân hàng lớn nhất của Hà Lan, đã được trang bị khoảng 30m2 PowerWindows.

Cửa sổ chuyển hóa điện từ ánh sáng mặt trời thế hệ mới
Trụ sở của một ngân hàng ở Hà Lan đã lắp đặt loại cửa sổ trong suốt chuyển hóa năng lượng mặt trời đầu tiên của thế giới.

Nhân viên của ngân hàng thậm chí còn có thể sạc điện thoại từ cửa sổ bằng cách sử dụng cổng USB, theo Physee. Các tòa nhà khác ở Hà Lan đã xếp hàng để được sử dụng công nghệ năng lượng mặt trời sáng tạo này.

Sản phẩm này đã giúp Physee lọt vào Danh sách những Nhà tiên phong Công nghệ Thế giới vào năm 2017. Vào cuối tháng 6/2017, trụ sở chính của một tổ chức từ thiện ở Amsterdam có tên Postcode Lottery đã được trang bị PowerWindows.

Cửa sổ chuyển hóa điện từ ánh sáng mặt trời thế hệ mới
Các cửa sổ loại này có các tế bào năng lượng mặt trời được lắp trong các cạnh theo một góc độ phù hợp cho phép ánh sáng mặt trời chuyển thành điện một cách hiệu quả nhất.

 

Sau đó, Physee tiếp tục triển khai dự án quy mô lớn đầu tiên của mình: một tòa nhà rộng khoảng 1.800m2 trong một khu dân cư lớn được xây dựng mới ở Amsterdam – tháp Bold.

Grapperhaus cho biết, chi phí của hệ thống dẫn điện từ lưới điện đến các cửa sổ như vậy là khá cao đối với các dự án trung tâm thương mại lớn, như vậy đầu tư vào các cửa sổ tạo ra điện sẽ kinh tế hơn nhiều.

Theo Phụ nữ – BXD
Xem thêm: