Khám phá công nghệ phun sơn tĩnh điện trong cửa thép vân gỗ

1321
Khám phá công nghệ phun sơn tĩnh điện trong cửa thép vân gỗ

Cửa thép vân gỗ luôn được người tiêu dùng ưa chuộng và tin dùng trong thời gian gần đây, chủ yếu đến từ độ thẩm mỹ mà cửa này mang lại cho ngôi nhà. Bài viết này sẽ cùng bạn khám phá công nghệ phun sơn tĩnh điện trong cửa thép vân gỗ – 1 trong những ứng dụng tạo nên nét đẹp và thẩm mỹ cao cho cánh cửa.

Khái quát chung về công nghệ phun sơn tĩnh điện

Công nghệ phun sơn tĩnh điện được phát minh vào khoảng năm 1945 bởi Daniel Gustin, nhưng mãi đến những năm 1960, qua nhiều cải tiến bởi các nhà khoa học, các nhà sản xuất chế tạo về thiết bị và bột sơn đã giúp cho công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng hoàn chỉnh về chất lượng, mẫu mã tốt hơn và nó mới được ứng dụng rộng rãi và được sự ưa chuộng bởi người tiêu dùng phương Tây.

Khám phá công nghệ phun sơn tĩnh điện trong cửa thép vân gỗ

Được áp dụng nguyên lý tĩnh điện, nhưng thực chất, sơn tĩnh điện là việc phủ một lớp chất dẻo lên bề mặt các chi tiết cần che phủ. Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột và khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng giữa bột sơn và vật sơn.

Hạn chế lớn nhất khi áp dụng kỹ thuật sơn tĩnh điện là cần phải làm nóng vật cần sơn ở nhiệt độ cao (2600) để làm nóng chảy bột, vì thế nó chỉ áp dụng được cho những vật phẩm bằng kim loại, kích cỡ của chi tiết cũng cần phải phù hợp đủ để cho vào trong lò và màu sắc các mẻ phải đồng nhất cũng như phải phù hợp màu với các loại sơn thông dụng khác.

Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho công nghệ này cũng rất tốn kém và các nguyên liệu dùng trong sơn tĩnh điện có giá cao hơn khá nhiều so với các nguyên liệu sơn truyền thống khác.

Công nghệ phun sơn tĩnh điện trong cửa thép vân gỗ

Đa phần, người tiêu dùng biết đến công nghệ phun sơn tĩnh điện thông qua dây chuyền sản xuất oto. Bởi những ưu điểm vượt trội về thẩm mỹ và khả năng bảo vệ trước tác động từ thiên nhiên, khí hậu nên công nghệ phun sơn tĩnh điện được áp dụng vào cửa thép vân gỗ.

Khám phá công nghệ phun sơn tĩnh điện trong cửa thép vân gỗ

Trước khi sơn, bề mặt cửa phải thông qua xử lý phốt phát hóa, tẩy dầu mỡ gỉ sét và tạp chất bám bề mặt tấm thép. Sau đó, sơn nền bằng công nghệ sơn tĩnh điện trên dây chuyền tự động hóa, tạo vân gỗ bằng kỹ thuật chuyển ấn nóng nhiệt ở nhiệt độ 300 độ c. Cuối cùng, sản phẩm được phủ một lớp sơn để tạo độ bóng cho vân gỗ nhằm tạo ra một màu đồng nhất giống như màu gỗ thật.

Như vậy, sau khi hoàn thiện lớp sơn tĩnh điện cuối cùng, cửa thép vân gỗ đã sẵn sàng đến tay người tiêu dùng và mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn, góp phần tạo không gian nhà thêm ấm cúng, sang trọng.

Xem thêm: